Tác giả Chủ đề: Múa rối Nhật Bản - những điều chưa biết  (Đọc 2335 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline ntvhai

  • Thành viên mới
  • *
  • Điểm yêu thích 3
Múa rối Nhật Bản - những điều chưa biết
« vào lúc: Thứ năm, 11/08/2011, 03:17:58 pm »
MÚA RỐI NHẬT BẢN – NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Bunraku là một hình thức nhà hát múa rối bao gồm sự kết hợp của âm nhạc Samisen, múa rối và joruri. Hình thức nghệ thuật này được phát triển vào cuối của thế kỷ 16, cùng khoảng thời gian với Samisen khi lần đầu được giới thiệu ở Okinawa. Năm 2003, Bunraku đã được UNESCO công nhận là một trong những kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.


Bunraku được đặt theo tên một người đã khám phá ra môn nghệ thuật này và phổ biến nó rộng rãi đến với công chúng là Uemura Bunrakuken. Theo phong tục, Bunraku chỉ được thực hiện bởi những người đàn ông, và thường được trình diễn chủ yếu tại các nhà hát quốc gia ở Osaka và Tokyo. Bunraku đã từng rất phổ biến và được người dân ưa chuộng, nhưng dần dần, lượng khán giả đã ngày càng ít đi do giới trẻ hiện nay tiếp xúc nhiều với công nghệ và lãng quên dần với văn hóa truyền thống dân gian.
Nhà hát múa rối quốc gia Nhật Bản được đặt tại phường Minami, Osaka. Giá vé thường rơi vào khoảng từ 35 đến 50 USD. Có cả tai nghe dịch sang tiếng anh dùng cho người nước ngoài.


 Con rối Bunkaru


Có kích cỡ bằng tầm 2/3 so với người thật. Những con rối được xuất hiện trên một bục lớn gần sân khấu với sự điều khiển của bàn tay con người ở phía sau. Lúc đầu khán giả thường tập trung vào con người hơn là con rối, nhưng càng đi sâu vào vở rối, họ sẽ càng ngày càng bị cuốn hút hơn bởi sắc thái tình cảm cũng như những động tác như người thật của con rối.

Tất cả các con rối đều có một bộ khung chung. Có khoảng 50 đầu bằng gỗ có sẵn, được gọi là kashira, mô tả các loại nhân vật khác nhau, từ các anh hùng đại trượng phu (bunshichi) cho đến những cụ già đau khổ (baba).

Khoảng 40 hoặc 50 con rối được sử dụng trong một vở kịch. Nếu được giữ gìn cẩn thận, chúng có thể sử dụng được trong vòng 150 năm. Tóc của chúng được làm bằng sợi tóc người thật và lông bò Tây Tạng, bởi người người thợ thủ công có tay nghề cao. Mất khoảng 3 tuần để làm nên những bộ tóc giả như vậy. Có khoảng 80 kiểu tóc khác nhau dành cho rối nam và 40 kiểu cho rối nữ.

Mỗi con rối được điều khiển bởi ba nghệ sĩ múa rối: một dành cho chân; một dành cho tay trái và các hoạt động của cơ thể; một dành cho tay phải và đầu bao gồm cả việc kiểm soát chuyển đổi nét mặt.

Nghệ sĩ múa rối sẽ mặc quần áo màu đen, trùm khăn màu đen lên mặt, chỉ người chỉ đạo chính là được hở mặt. Để trở thành những người nghệ sĩ tài ba, họ thường được đào tạo từ khi mới 15 tuổi. Họ phải học được cách chuyển động cơ thể thuần thục. 10 năm dành cho việc học chuyển động tay và 10 năm tiếp theo cho chuyển động chân.Ngày nay, ước tính chỉ có khoảng 40 nghệ sĩ múa rối còn lại ở Nhật bản.


Lồng tiếng cho múa rối

Người lồng tiếng và người chơi nhạc sẽ ngồi cùng một bên trên sân khấu. Họ điều khiển tốc độ của câu chuyện thông qua một loạt các giọng nói khác nhau theo những hoạt động của các con rối. Các câu nói thường được hô vang hơn là đọc, bằng cách sử dụng một kỹ thuật mà phải mất nhiều thập kỷ để làm chủ nó. Một nhà lồng tiếng giỏi là phải biết kiểm soát hơi thở của mình và truyền đạt dựa theo cảm xúc của con rối. Họ thường buộc vào bụng  một vành đai đặc biệt trong đó có đậu và cát để đảm bảo rằng hơi thở của sâu và trạng thái cơ thể luôn được cân bằng.

 Các vở kịch múa rối nổi tiếng
Một trong các vở kịch nổi tiếng nhất là Kanadehon Chushingura (1748) kéo dài trong vòng 10 tiếng đồng hồ. Dựa trên một sự kiện thực sự xảy ra năm 1702, về  47 anh hùng samurai, những người báo thù cho cái chết của thủ lĩnh của họ và sau đó tự tử.

 Các vở kịch khác cũng được biết như Shinju Ten ni Amijima ("Cái chết của một tình yêu tại Amijima") và Yoshitsune Sembon Zakura ("Yoshitsune và ngàn cây anh đào").  Tác phẩm Yoshitsune Sembon Zakura được viết năm 1748 dựa trên các mối thù cổ xưa giữa gia đình Heike và Genji với nhiều hành động xoay quanh mối thù hằn của 3 thế hệ.

Imoseyama Onna Teiken Chikamatsu Hanji hay còn được biết đến như là Romeo và Juliet của Nhật Bản. Một cái chết của đôi tình nhân trẻ đã xảy ra chỉ để giải hòa mối mâu thuẫn và thù hằn giữa hai gia đình. Cái chết thương tâm và đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người xem nhiều thế hệ.


Các loại đầu con rối nổi tiếng:

1)      Bunhichi:


Con rối này có bộ lông mày rất rậm và dài, mắt to và môi dày, thường tượng trưng cho những vị thủ lĩnh hay anh hùng dan tộc đầu đội trời, chân đạp đất. Đôi khi lại ám chỉ những tuyến nhân vật hay gây tội ác


2)      Kenbishi:


Con rối này khá “điển trai”. Thường đóng những vai hiền từ nhân hậu. Khác với Bunhuchi, nó không bao giờ là đại diện cho tội ác.

3)      Danhichi:

Với đôi mắt gườm gừ, cằm đầy, khuôn mặt vuông chữ điền, nhân vật này đối lập với hình tượng các anh hùng.


4)      Komei


Con rối này gắn liền với hình ảnh những người đàn ông 40, 50 tuổi, có ngoại hình chín chắn và chững chạc

5)      Genda:


Genda đại diện cho những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, thu hút chị em và rất nhạy cảm.

6)      Musume:


Con rối này biểu trưng cho các cô gái ở độ tuổi 18 trở xuống, thường là chưa có chồng và phong thái rất đoan trang, thùy mị.


7)      Baba:


Đây là hình ảnh của một phụ nữ tuổi trung niên, với đức tính nhân từ, bác ái, độ lượng.

8)      Keisei:


Con rối này diễn tả hình ảnh một phụ nữ quý phái, thường là ở tầng lớp cao trong xã hội.

Nguồn Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập
« Sửa lần cuối: Thứ năm, 11/08/2011, 04:31:44 pm gửi bởi ntvhai »