Tác giả Chủ đề: Phong tục cưới của người Nhật (Phần 2)  (Đọc 2614 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline nhu_yeu226

  • Thiếu úy
  • **
  • Điểm yêu thích +0/-0
  • Diễn đàn Nhật Bản
Phong tục cưới của người Nhật (Phần 2)
« vào lúc: Thứ năm, 18/10/2012, 10:07:26 pm »
Diễn đàn Nhật Bản


Phong tục cưới của người dân Nhật rất đặc sắc và mang đậm truyền thống dân tộc phần tiếp theo này là phần giới thiệu tiếp theo về phong tục mừng lễ cho lễ cưới. Thay vì mang quà cưới, theo truyền thống, quan khách Nhật được mời dự lễ sẽ mang tiền mừng cho cô dâu và chú rể. Khi về, họ thường được tặng quà lấy may.

Người Nhật có truyền thống gói quà thật đẹp để nói lên lòng thành của người tặng quà đối với người nhận. Một vật liệu dùng để gói là giấy Nhật (Washi). Theo kỹ thuật Orikata, giấy phải được xếp như thế nào để người nhận biết trong có quà gì. Vào thế kỷ thứ 15, phép xếp giấy Orikata quy định phải xếp từng nếp gấp như thế nào, từ đầu đến cuối. Việc chú ý đến những chi tiết tỉ mỉ như thế này vẫn còn thấy ở Noshi-bukuro, là những chiếc phong thư thật đẹp đựng tiền làm quà. Phong thư được xếp theo một hình Orikata cổ điển gọi là Noshi-awabi (Awabi là bào ngư, một loài ốc biển dùng làm quà để chúc mừng). Truyền thống gói quà đẹp đã được truyền lại từ lâu đời. Phong thư được làm đẹp bằng giây thắt chung quanh gọi là Mizuhiki. Theo truyền thống Nhật, số tiền này không nên là số chẵn có thể chia là hai phần bằng nhau vì "điều đó là điềm báo hai người có thể sẽ ly dị". Tiền mừng đối với người Nhật là một vấn đề vô cùng rắc rối. "Chúng tôi sợ phải nhận thiệp mời", một vị khách nói sau khi rời một tiệc cưới ở Tokyo hồi đầu tháng. "Chẳng có cuốn sách nào dạy bạn làm thế nào cả. Bạn phải tự nghĩ ra hết".
Đối với những tiệc cưới sang trọng và truyền thống thì vấn đề tiền mừng cưới trở nên phức tạp hơn. Một hiệp hội văn hoá ở Nhật đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn khách mời đám cưới nên tặng cho cô dâu chú rể bao nhiêu tiền. Theo họ, những người gần gũi với cô dâu và chú rể như anh chị em trong gia đình nên mừng khoảng 100.000 yên trong khi số tiền mà bạn đồng nghiệp nên tặng cô dâu, chú rể là 30.000 yên. "30.000 là một số rất đẹp", một chuyên gia văn hoá Nhật nói.

Theo truyền thống, những vị khách được mời nên mang theo tiền mừng đủ để chi trả chi phí cho bữa ăn của họ trong tiệc cưới và dư một chút dành cho cô dâu và chú rể. Số tiền mừng thường tỷ lệ thuận với độ lớn của nơi tổ chức lễ cưới. Đối với buổi tiệc tổ chức ở những nơi sang trọng, đồng nghiệp của cô dâu, chú rể có thể phải mang tới 70.000 yên. Đồng nghiệp nữ có thể mừng ít hơn một chút.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

“Mốt” thuê người tới dự đám cưới ở Nhật

Bên cạnh việc chọn váy cưới, đặt tour cho tuần trăng mật, có một việc khác mà các cặp uyên ương tại Nhật Bản cũng có thể thêm vào danh sách những khâu chuẩn bị cho đám cưới: thuê bạn giả. Office Agents, một công ty có văn phòng tại Tokyo, đang ăn nên làm ra với một loại hình dịch vụ mới: cho thuê bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí là cả người thân để tới dự đám cưới.
Nhiều người Nhật rất coi trọng đám cưới. Họ cho đó là một sự kiện quan trọng mà tất cả các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đều tham dự. Tại bữa tiệc, "sếp" của cô dâu hoặc chú rể thường hay phát biểu, trong khi bạn bè hoặc đồng nghiệp dàn dựng chương trình của đám cưới còn đại diện hai bên gia đình phải đón chào các vị khách. Một trong những lý do khiến các cô dâu hoặc chú rể phải thuê người tới đám cưới là để chứng tỏ với người bạn đời rằng họ có nhiều bạn.
Với 100 USD, một trong số các nhân viên của công ty sẽ tham dự đám cưới với tư cách là khách mời. Nếu muốn khách mời có một bài phát biểu thật sự cảm động, khách hàng phải trả thêm 100 USD. 50 USD là giá cho một bài hát hoặc một tiết mục khiêu vũ.
Suy thoái cũng góp phần thúc đẩy loại hình dịch vụ cho thuê người tới dự đám cưới phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp cao và số người Nhật Bản phải làm việc bán thời gian ngày càng gia tăng, khiến các cô dâu và chú rể phải thuê "sếp" giả và đồng nghiệp giả.
“Chúng tôi tham dự đám cưới với tư cách là bạn của bạn”, Hiroshi Mizutani, giám đốc công ty Office Agents cho hay.
“Khách hàng tìm đến chúng tôi khi đột nhiên một vị khách không thể có mặt. Hoặc bạn lo lắng về chuyện số lượng khách mời quá ít so với khách của gia đình nhà bên kia. Hoặc cũng có thể các công nhân tạm thời không thoải mái lắm khi mời các ông chủ”.
Ông Hiroshi Mizutani cho hay, trong một đám cưới gần đây, chú rể đã bí mật thuê 30 vị khách đóng giả bạn bè, các thành viên gia đình và bạn đồng nghiệp đến dự đám cưới. “Đây là đám cưới lần 2 nên chú rể không muốn mời đúng các vị khách đã đến trong đám cưới lần đầu”, ông Mizutani nói. Ngoài cho thuê người tới dự đám cưới, công ty cũng cung cấp dịch vụ cho thuê người tại các sự kiện khác nhau, từ các buổi gặp mặt tập thể cho tới đám tang hay những sự kiện riêng tư.
Một điều khách hàng có thể yên tâm là những người đóng giả không bao giờ tiết lộ địa vị của họ trong các sự kiện được thuê. Đôi khi, ngay cả cô dâu hoặc chú rể cũng không hay biết người bạn đời của mình đã thuê khách giả. Ông Misutani cho hay, điều quan trọng là các khách mời đóng giả đều là những người vui vẻ, lịch sự. Họ làm việc như một lao động bình thường. Còn những người đi thuê thì cảm thấy hài lòng vì nhu cầu của họ đã được đáp ứng.
Office Agents nhận được khoảng 100 yêu cầu thuê khách cho đám cưới một năm. Công ty luôn có khoảng 1.000 nhân viên sẵn sàng phục vụ tại các sự kiện khác nhau như đám tang hay các buổi hội thảo đào tạo. Khách hàng cũng có thể thuê người yêu giả để đưa về giới thiệu với gia đình.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Khi họ Ly Hôn

Không lặng lẽ chia ly mỗi người một ngả, người Nhật tổ chức lễ ly hôn hoành tráng như lễ cưới, chỉ khác về kết quả.Từng bước, từng bước một, Michiko tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất việc ly hôn: chia tài sản, xác định quyền trông nom con cái, thu xếp học phí cho con gái. Tuy nhiên, khi chạm tới mối sầu là kết thúc 8 năm chung sống với Taka, luật pháp lại không có một thủ tục chính thức. Đó là khi Michiko quyết định làm một lễ ly hôn.

Hiện giờ, ở Nhật, cứ 4 cặp vợ chồng lại có một đôi ly hôn dù vấn đề này hiện bị coi là một điều cấm kỵ. Những lễ ly hôn ngày càng được ưa chuộng đã giúp một số người Nhật đương đầu với những thay đổi về quy tắc xã hội, nhà tổ chức lễ ly hôn Hiroki Terai cho biết.

Taka, người sắp trở thành chồng cũ của Michiko cho biết, ý tưởng trên quả là một điều ngạc nhiên. Người đàn ông này chưa bao giờ nghe nói về lễ ly hôn cho tới khi Michiko đề cập tới. Tuy nhiên, khi xem quảng cáo trên mạng - vốn giải thích rằng lễ ly hôn cũng được tổ chức như lễ cưới và chỉ khác về kết quả, thì Taka quyết định một nghi lễ kết thúc hôn nhân chính thức có thể đem lại cho bản thân một sự chấm dứt về mặt tình cảm.

Mặc bộ yukata mùa hè, Michiko gặp Taka bên ngoài một ngôi chùa ở Tokyo. “Nó đánh dấu giai đoạn kết thúc trong cuộc sống vợ chồng của chúng tôi”, Taka - mặc bộ vét đơn giản, nói. Cặp vợ chồng trên yêu cầu không nêu tên nhưng cho phép phóng viên CNN tham dự buổi lễ.

Lễ ly hôn bắt đầu với cảnh đôi vợ chồng Taka và Michiko bước lên những chiếc xe kéo riêng rẽ. Hai chiếc xe lặng lẽ đi qua các con phố. Đi sau hai người là bạn bè, với tư cách là nhân chứng.“Tôi thích như vậy vì sẽ có nhiều thời gian để suy ngẫm”, một người bạn của Michiko tên là Isao Yokoyama nói. “Chả phải nó hay hơn nhiều so với việc chia ly đơn thuần sao”.

Chuyến xe dừng một cách có chủ đích ở phía trước một cửa hàng có gắn dòng chữ “Ly hôn” “Hấp hôn” ở bên ngoài. “Cảm ơn các bạn đã tới đây”, nhà tổ chức nghi lễ Terai nói. Với một bài phát biểu ngắn, người đàn ông này giải thích Taka và Michiko đã rời xa nhau như thế nào kể từ đám cưới của họ năm 2002. Đã tới lúc nói lời chia tay, Terai tuyên bố.

Tiếp đó, cầm một chiếc búa nặng được sơn xanh như một con ếch, Michiko và Taka đập ciếc nhẫn cưới bằng platinum và kim cương của Michiko. Chiếc nhẫn không gẫy dù bị đập khá mạnh. Cặp vợ chồng đập chiếc nhẫn 6 lần cho tới khi nó không thể sửa chữa được và hạt kim cương đã rụng khỏi chiếc nhẫn. Tôi cảm thấy tự do”, Michiko nói, thư giãn và mỉm cười lần đầu tiên trong ngày này. “Sau khi đập chiếc nhẫn, tôi cảm thấy tự do”. Taka cũng có cảm giác như vậy. “Tôi cảm thấy thoải mái hơn so với trước đây. Mọi việc đã qua”.

Không chỉ có một cặp vợ chồng thực hiện nghi lễ để đương đầu với cuộc ly hôn. Terai cho biết, việc làm ăn của ông rất phát đạt. Terai nhận được hàng nghìn cuộc gọi và đặt trước lễ ly hôn ở Nhật và Hàn Quốc. “Ly hôn là một quá trình buồn bã song tôi tin rằng bằng cách tuyên bố sự khởi đầu mới trước các bạn bè, họ hàng và gia đình, bạn sẽ vạch ra một ranh giới rõ ràng. Nó có tác dụng về mặt tình cảm”.

Sau nghi lễ đập nhẫn là một bữa ăn nhẹ. Tượng trưng cho cuộc sống mỗi người một ngả hiện nay, Taka và Michiko ngồi quay lưng với nhau ở hai bàn. Cuối ngày, Taka và Michiko cảm ơn bạn bè tới dự và chia tay nhau. Cúi chào nhau một cách lịch sự, họ đi mỗi người một đường.

Nguồn: Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập
« Sửa lần cuối: Thứ năm, 18/10/2012, 10:59:20 pm gửi bởi Admin »