Tác giả Chủ đề: [Phong tục tập quán] Đám cưới Nhật Bản  (Đọc 2671 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline Hoangphi0001

  • Thiếu úy
  • **
  • Điểm yêu thích +8/-0
  • Giới tính: Nam
[Phong tục tập quán] Đám cưới Nhật Bản
« vào lúc: Thứ tư, 24/11/2010, 01:21:19 am »
 Đám cưới Nhật Bản và Việt Nam không khác nhau nhiều về tổ chức, nhưng có một số khác biệt nhỏ thú vị.



Ở Nhật, khách đến dự đám cưới đều là những người thân cấp 1 của gia đình, có nghĩa nếu đây là em vợ tôi thì bạn của vợ tôi cũng không được mời. Nói như vậy để các bạn dễ hình dung việc đến dự một tiệc cưới quan trọng thế nào.

Thư mời được chuẩn bị và gửi đi trước đám cưới nhiều tháng, sau đó mọi người phải confirm (xác nhận) rằng họ có đến hay không. Việc xác nhận cũng phải tiến hành ngay sau khi nhận được thư mời, cho dù có đi được hay không. Việc này là một yếu tố tối quan trọng vì nếu bạn xác nhận đi, coi như bạn dành nguyên cả một ngày không làm gì chỉ dự đám cưới mà thôi. (Việc này tôi sẽ diễn giải sau).

Ngoài ra, việc xác nhận lại cũng là để gia đình tổ chức đám cưới có sự sắp xếp chỗ ngồi chính xác vì ai ngồi đâu, vị trí nào sẽ được sắp xếp cụ thể và có tên tại từng vị trí.

Mời các bạn theo dõi các bức hình sau đây một cách cẩn thận vì tôi sẽ diễn giải chi tiết của cả một chương trình.


Đây là ông cọc chèo cả (Rể cả, chồng bà chị vợ). Ông này lúc nào cũng tay xách nách mang, chăm sóc con rất cẩn thận, cả hai vợ chồng quyết định chỉ sinh 1 con nên chăm thằng cu hơi bị cẩn thận. Cẩn thận tới mức con đi nhà trẻ mẹ đi cùng, con khóc mẹ cũng khóc luôn.


Cậu cọc chèo út (rể út, chú rể ngày hôm đó). Cậu này hơn mình 1 tuổi (ặc) , làm chủ một cửa hàng bán đồ thể thao (lý do tôi mua đồ thể thao cứ rẻ và đẹp là vì thế). Trong rất phong độ và xì tai.


Cửa trước của khách sạn nơi tổ chức lễ cưới, lúc này khoảng 13h, mọi người vẫn đang tiếp tục đến, chủ nhà đón tiếp phía trong. Không có cảnh hai bên nhà trai, nhà gái đứng cửa với hai quả tim chờ phong bì đâu nhé. Mọi người tới, tự tìm chỗ ngồi trong sảnh, trò chuyện với nhau chờ đến giờ làm lễ.


Cô dâu trang điểm xong, bắt đầu bước ra để cùng chú rể chụp ảnh tại đại sảnh, lúc này mọi người có thể chụp hình cô dâu chú rể hoặc chụp cùng để làm kỷ niệm. Người Nhật ai cũng có một máy ảnh nên khi cô dâu bước ra chụp ảnh thì thôi rồi, mấy chục cái máy chụp một lúc quá là xem trình diễn thời trang.


Sau khi tất cả khách mời đã đến đủ, chúng tôi lên xe buýt để đi đến nhà thờ.

Có một chuyện vui thế này: Mọi người chưa ai biết nhà thờ nào, ở đâu nên cứ tranh nhau lên xe ngồi trước. Đen cho tôi lên đúng chiếc xe bị chắn bởi xe khác, cộng thêm tắc đường nên mất gần 15 phút loay hoay lái xe mới lách ra được. Trên xe lúc này rất đông, thời tiết nóng nên trông ai cũng mệt mỏi ra mặt. Chiếc xe buýt đi đúng một vòng chữ U quanh khách sạn rồi dừng lại, hóa ra nhà thờ ngay bên cạnh khách sạn, cách có một con đường, nếu đi bộ mất khoảng... 3 phút. Ặc... pótay... Mọi người nhìn nhau cười như mếu.



Do phải bám theo đoàn nên không có thời gian chụp toàn cảnh nhà thờ, chỉ có chụp được từng góc nhỏ...


Các diễn viên nhí ngồi chờ để đi cùng cô dâu trên con đường: Virgin Road! Thực ra chỉ được một bé trai một bé gái đi với nhau thôi, nhưng bé Dương nhà tôi nhất quyết không đi một mình nếu không có bé Huy. Xoay sang thuyết phục bé Huy đi một mình thì bé Huy bảo... phải có anh Dương... Cuối cùng giải pháp phải họp cả gia đình để đưa ra quyết định: cho cả hai chiến sĩ cùng diễu hành cho hoành tráng... Cô bé thì tự nhiên vô cùng... sao cũng được.


Cha xứ bắt đầu bước vào, ông này cao khoảng gần 1,9m. Nói tiếng Nhật to, rõ ràng... nhưng tôi cảm giác không có sự truyền cảm trong từ ngữ lắm.



Đây là bức hình chụp khi làm lễ tại chùa, trước đây khi cưới tôi cũng phải mặc như vậy và chụp ảnh như vậy. Bức hình này được đặt ngay trên bàn của cô dâu chú rể trong phòng tiệc chính của khách sạn.


Sau đó, cô dâu chú rể sẽ ngồi trên một cái... bàn cao, kê trên bục. Ở VN ta, bục này để dẫn chương trình, ca nhạc, bật sâm panh... bên này không vậy. Trên bàn có bánh cưới, tranh ảnh và hoa. Khi nào mọi người ăn thì trên bàn cô dâu chú rể cũng được phục vụ ăn uống như bên dưới.



Các món ăn làm rất ngon nhưng mang ra rất chậm, không quá nhanh và thừa thãi. Tôi đã từng ngồi trên vị trí như thế này rồi, không ăn được. Mọi người đều nhìn vào cô dâu chú rể, khó ăn lắm...



Đây là một gia đình và lát nữa họ sẽ cùng tổ chức một chương trình giao lưu vô cùng hấp dẫn và vui vẻ...

Trong đám cưới bạn có thể uống bất kỳ cái gì bạn thích: sake, bia, sâm panh, rượu vang. Số lượng không hạn chế... Ở đây có một điều tôi phải nói lại cho rõ, đấy là bàn cô dâu chú rể ở trên bục thì gia đình không được ngồi gần, ngồi cuối cùng khán phòng luôn. Chỗ gần cô dâu chú rể dành cho bạn bè và khách mời. Nói vậy để mọi người hình dung, tôi cứ phải chạy như cờ lông công để chụp hình đấy, không được ăn uống gì đâu.



Đang ăn lại chạy ra thay quần áo, phức tạp thật... giống hệt mình ngày xưa, cưới xong đói gần chết...




Cầm cái bật lửa ga rất dài đi châm nến cho từng bàn để tạo niềm vui và tình cảm, sự gần gũi. Gần giống như đi chào của ta. Bố mẹ không cần đi kèm.


Tiếp đến là tới màn đập rượu. Ở Nhật, có tục đập rượu mỗi sự có một sự kiện vui, sự kiện khởi đầu cho một điều gì đó mới mẻ. Trên bàn là mấy loại cốc để múc và uống rượu sake... Cô dâu và chú rể đứng ngay bên cạnh để chứng kiến. Khâu chuẩn bị rất lâu và chu đáo, cẩn thận.




Bắt đầu uống thử, một người múc, một người cầm cốc, một người rót vào ly gỗ. Thùng sake thì to như cái trống.



Lần lượt người thân và quan khách được mời thưởng rượu. Lúc này đồng loạt các tiếng vỗ tay cổ vũ nổi lên, những tiếng vỗ tay theo nhịp điệu pàm pàm... pàm pàm pàm... pàm pàm... pàm pàm pàm... đầy sôi động. Các bạn để ý cái cốc rất to, uống xong cốc này tương đương một chai sake các bạn hay uống ở các nhà hàng Nhật. Say đấy. Thế mà có người uống tới 2 - 3 lần.



Đây là cô bạn gái của cô em vợ, tuy nhỏ tuổi nhưng cũng là một cây hài nổi tiếng của đài truyền hình Nhật Bản.





Các bạn để ý bên phải có một bát muối to, uống sake bằng ly gỗ nên có muối sẽ ngon hơn rất nhiều... Tôi cũng trang thủ uống cái, ly to mất cả mặt...



Cười nhiều nhưng cũng... khóc nhiều đây. Khi kết thúc chương trình là lúc cô con gái đọc lá thư gửi tặng cho bố mẹ, lá thư cảm ơn công lao bố mẹ đã chăm sóc con trong từng đấy năm, nuôi con khôn lớn.



Hai nhà chụp ảnh lưu niệm.

Có lẽ tôi phải kết thúc bài viết này bằng việc kể lại một phần còn thiếu mà tôi không kịp chụp lại, đó là mỗi một gia đình khi đến tham dự đám cưới đều được tặng ngược lại một túi quà. Trong túi quà đấy có trà, bánh và một cuốn album hình. Trong album đó có khoảng vài trăm sản phẩm của đủ các loại như: đồng hồ, túi xách, dây chuyền, máy xay sinh tố, máy làm sữa chua, nhẫn... vô cùng phong phú và đa dạng.

Điều đặc biệt là các bạn sẽ được chọn một món đó, lấy tấm hình món đó ra, điền địa chỉ nhà bạn vào và gửi đến công ty quà tặng đó. Sau một tuần bạn sẽ có được món quà tặng đó. Bất kỳ cái gì, tuy nhiên chỉ được chọn một mà thôi.

Hy vọng mọi người có điều kiện được tham dự một đám cưới như vậy, cũng là một kỷ niệm vui và ấn tượng.

MJ.  Sưu tầm


Cơ hội lúc nào cũng có, quan trong là ta có nhận ra và tận dụng cơ hội đó là hay không.( Nhân định thắng thiên)
     Nếu em sợ đường về hoang vắng
       Anh xin làm người bảo vệ em
    Nếu em sợ lối về cô độc
       Anh xin làm tri kỷ bước cùng em