Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu về Bootstrap- CSS framework xây dựng ứng dụng trong nháy mắt  (Đọc 2144 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline ddnbgroup

  • Trung úy
  • ***
  • Điểm yêu thích +5/-0
  • Diễn đàn Nhật Bản
    • DDNBGROUP
  • Paypal Account: ddnbgroup@yahoo.co.jp
Tìm hiểu về Bootstrap- CSS framework xây dựng ứng dụng trong nháy mắt
« vào lúc: Chủ nhật, 27/12/2015, 04:13:28 pm »
Tìm hiểu lập trình - Diễn đàn Nhật Bản


Bootstrap là Front-end framework, là một bộ sưu tập miễn phí các công cụ để tạo ra các trang web và các ứng dụng web. Nó chứa HTML và CSS dựa trên các mẫu thiết kế cho kiểu chữ, hình thức, các nút, chuyển hướng và các thành phần giao diện khác, cũng như mở rộng JavaScript tùy chọn.

Bootstrap được phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter như một framework, một công cụ để phục vụ công việc nội bộ của Twitter. Trước khi phát triển Bootstrap, có nhiều thư viện khác nhau đã được sử dụng để phát triển giao diện, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.Bootstrap ra đời để khắc phục những yếu tố này, cũng như giúp các nhà phát triển, lập trình tại Twitter có thể triển khai công việc nhanh hơn, tiện lợi và đồng bộ hơn.

Bootstrap tương thích với các phiên bản mới nhất của tất cả các trình duyệt nổi tiếng trên thế giới như Chrome, Firefox, IE, Opera....

Kể từ phiên bản 2.0 trở l nó cũng hỗ trợ Responsive Web Design. Thiết kế và bố trí của các trang web tự động điều chỉnh, tự động tương thích các thiết bị được sử dụng (máy tính để bàn, máy tính bảng, điện thoại di động).

Một số ưu điểm chính của Boostrap:

1. Tiết kiệm thời gian:
Boostrap giúp người thiết kế giao diện website tiết kiệm rất nhiều thời gian. Các thư viện Bootstrap có những đoạn mã sẵn sàng cho bạn áp dùng vào website của mình. Bạn không phải tốn quá nhiều thời gian để tự viết code cho giao diện của mình.


Bootstrap đi kèm với những mẫu thiết kế HTML và CSS cơ bản mô tả cách dùng những thành phần giao diện (UI = User Interface) phổ biến. Chúng bao gồm Typography (định dạng văn bản), Tables (bảng), Forms, Buttons, Glyphicons (những icon biểu tượng nhỏ), Dropdowns, Buttons và Input Groups, Navigation (các dạng điều hướng/liên kết), Pagination (phân trang), Labels và Badges (nhãn và huy hiệu), Alerts (thông báo), Progress Bars (thanh tiến trình), Modals (hộp hội thoại), Tabs, Accordions, Carousels, và nhiều cái khác. Bạn có thể chọn một vài thành phần, và sử dụng những cấu hình mặc định của chúng để nhanh chóng tạo UI hỗ trợ đa trình duyệt, đa thiết bị truy cập web, và đa độ phân giải theo một định dạng tốt.
Bootstrap không làm mọi việc cho bạn, nhưng nó cung cấp một số lượng hợp lý các mẫu mặc định để bạn chọn, như vậy, nó giúp developers tập trung nhiều hơn vào công việc phát triển so với việc lo lắng về thiết kế, và giúp họ có được 1 website đẹp, sẵn sàng hoạt động một cách nhanh chóng.

2. Tùy biến cao
- Bạn hoàn toàn có thể dựa vào Bootstrap và phát triển nền tảng giao diện của chính mình. Bootstrap cung cấp cho bạn hệ thống Grid System mặc định bao gồm 12 bột và độ rộng 940px. Bạn có thể thay đổi, nâng cấp và phát triển dựa trên nền tảng này.

3. Responsive Web Design
- Với Bootstrap, việc phát triển giao diện website để phù hợp với đa thiết bị trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là xu hướng phát triển giao diện website đang rất được ưu chuộng trên thế giới.

Diễn đàn Nhật Bản tổng hợp