Tác giả Chủ đề: Sumo - Nét Văn Hóa Riêng Của Xứ Sở Phù Tang  (Đọc 2537 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline nhu_yeu226

  • Thiếu úy
  • **
  • Điểm yêu thích +0/-0
  • Diễn đàn Nhật Bản
Sumo - Nét Văn Hóa Riêng Của Xứ Sở Phù Tang
« vào lúc: Thứ tư, 21/11/2012, 11:17:08 am »
Diễn đàn Nhật Bản - dien dan nhat ban


Nhật Bản là nơi duy nhất môn Sumo được luyện tập, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Các võ sĩ Sumo (rikishi) thường được huấn luyện từ nhỏ và ở cùng nhau trong các trung tâm huấn luyện. Họ phải tuân theo những nguyên tắc, truyền thống nghiêm ngặt (quy định bởi Hiệp hội Sumo) chi phối mọi mặt từ thực đơn ăn uống hằng ngày cho đến trang phục, hành vi .v.v.

Sumo xuất hiện khoảng 1500 năm trước và bắt nguồn từ tôn giáo, một nghi thức đi kèm với các điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần đạo Shinto để cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Rất nhiều các nghi lễ mang đậm tính tôn giáo vẫn được giữ mãi cho đến ngày nay. Vào thời Nara, Sumo được giới thiệu đến giai cấp vua chúa tại Nhật và một giải đấu bắt đầu được tổ chức hằng năm. Các quy luật và kỹ thuật thi đấu bắt đầu được hình thành. Khoảng năm 1192, chiến tranh bắt đầu nổ ra và Sumo được đưa vào huấn luyện trong quân đội. Sau khi tướng Tokugawa thống nhất Nhật Bản và bắt đầu thời kỳ Edo thịnh vượng, các nhóm võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hình thành (chính là các Samurai hoặc Ronin cần kiếm thêm thu nhập) và Sumo trở thành môn thể thao chính thống của Nhật Bản. Hiệp hôi Sumo Nhật Bản ngày nay chính là bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kỳ Edo.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Trận đấu Sumo diễn ra trên sàn đấu bằng đất sét với 1 lớp cát rải lên trên. Các phần khác nhau của sàn đấu được đánh dấu bằng các bao rơm. Võ sĩ sẽ thi đấu trong một vòng tròn đường kính 4,55 met gọi là Dohyo. Phía trên vòng Dohyo là một cái trần được treo bằng dây cáp mô phỏng đền thờ đạo Shinto gọi là Tsuriyane. Một trận đấu thường diễn ra rất nhanh, chỉ vài giây đến 1 phút, và tất cả các hình thức như đấm, đá, giật tóc .v.v. đều bị nghiêm cấm. Người thắng trận là người đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng Dohyo hoặc vật ngã đối thủ, làm cho anh ta chạm đất bằng bất cứ bộ phận nào ngoài lòng bàn chân. Chỉ cần 1 phần gót chân nằm ngoài vòng tròn Dohyo hoặc chạm nhẹ đầu ngón tay xuống mặt sàn đấu, bạn sẽ bị xử thua cuộc. Hiếm khi trọng tài phải phân xử và quyết định người thắng trận khi cả hai võ sĩ chạm đất gần như cùng một lúc và khi đó, người chạm đất trước sẽ giành được phần thắng. Điểm đặc biệt thú vị ở Sumo so với Boxing và các môn đấu vật phương Tây là không hề có quy định về hạng cân. Một võ sĩ Sumo có khi đối đầu với đối thủ nặng gấp đôi trọng lượng của mình.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Sumo là môn thể thao võ thuật rất coi trọng đẳng cấp và mỗi võ sĩ Sumo đều được phân cấp rõ ràng trong một danh sách gọi là Banzuke được phát hành 2 tuần trước mỗi giải đấu. Có 6 đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Chỉ những võ sĩ nào đã đạt đến đẳng cấp Juryo trở lên mới được xem là võ sĩ Sumo chuyên nghiệp thật sự, được gọi là Sekitori và được trả lương. Đẳng cấp cao nhất là Makuuchi được chia thành 5 cấp bậc: Yokozuna, Ozeki, Sekiwake, Komusubi và Maegashira. Cấp bậc Yokozuna (Đại vô địch) là cấp bậc cao quý nhất và chỉ một số ít võ sĩ đạt được danh hiệu này.
Sumo chuyên nghiệp được quản lý bởi Hiệp hội Sumo, gồm các thành viên được gọi là Oyakata, vốn là võ sĩ trước đây. Các võ sĩ Sumo sống và luyện tập cùng nhau trong các trường huấn luyện riêng điểu hành bởi 1 Oyakata. Hiệp hội Sumo và đẳng cấp của họ quy định rất chi tiết và nghiêm ngặt tất cả các hành vi ứng xử, trang phục, thực đơn ăn uống và hầu hết các mặt trong đời sống. Một võ sĩ Sumo phải để tóc dài và búi lên theo kiểu như các Samurai thời Edo, mỗi đẳng cấp võ sĩ khác nhau sẽ có kiểu búi tóc khác nhau. Khi tiếp xúc với công chúng, họ phải mặc trang phục truyền thống tùy theo đẳng cấp của mình. Từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các võ sĩ mặc trang phục truyền thống Yukata và dép Geta. Đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm 1 chiếc áo khoác ngắn trang trí theo kiểu truyền thống bên ngoài áo Yukata và mang dáp Zori. Những võ sĩ đã được công nhận là Sekitori thì mặc áo choàng bằng lụa và họ cũng búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Mỗi năm có 6 giải thi đấu Sumo, 3 giải tổ chức tại Tokyo, 1 giải ở Osaka, 1 giải ở Nagoya và 1 ở Fukuoka. Mỗi giải bắt đầu vào ngày Chủ Nhật và kéo dài 15 ngày. Mỗi võ sĩ tham gia sẽ thi đấu 1 trận mỗi ngày. Võ sĩ nào có tỉ lệ thắng cao nhất sẽ giành được chức vô địch. Ngoài cúp vô địch, còn có các giải khác như giải Kantosho trao cho võ sĩ có tinh thần thi đấu cao nhất, giải Ginosho trao cho võ sĩ có kỹ thuật giỏi nhất và giải Shukunsho trao cho võ sĩ dưới cấp Ozeki gây được ấn tượng nhất bằng cách đánh bại nhiều Yokozuna hoặc Ozeki nhất. Để được nhận các giải trên, võ sĩ phải có ít nhất 8 trận thắng trong tổng số 15 trận đấu.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Một nét đặc sắc của Sumo chính là các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, đầy màu sắc mà không có bất cứ môn thể thao nào khác có. Một trong số đó là nghi lễ Dohyo-iri, được thực hiện 4 lần trong mỗi ngày thi đấu, 2 lần cho đẳng cấp Juryo và 2 cho đẳng cấp Makuuchi. Các võ sĩ sẽ mặc Kesho-mawashi, một chiếc tạp dề được trang trí công phu bằng các hình thêu với đường viền bằng vàng và một Yokozuna sẽ thực hiện các nghi thức hướng tới thần linh và xua đuổi ma quỷ khỏi sân đấu bằng muối. Trong buổi lễ, các võ sĩ sẽ đứng thành vòng tròn và được giới thiệu tới khán giả. Một nghi lễ khác nữa là diễn ra vào cuối ngày thi đấu sau trận cuối cùng. Một Makuuchi được chọn sẽ lên sàn đấu và nhận chiếc cung từ trọng tài và thực hiện điệu múa với chiếc cung. Nghi lễ này bắt nguồn từ thời Edo khi một võ sĩ Sumo thắng trận đã được ban tặng một chiếc cung và ông đã thực hiện điệu múa này diễn đạt niềm vui chiến thắng.

Nguồn: Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập
« Sửa lần cuối: Thứ năm, 22/11/2012, 07:42:10 am gửi bởi Admin »