Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản (Phần 2)  (Đọc 2488 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline nhu_yeu226

  • Thiếu úy
  • **
  • Điểm yêu thích +0/-0
  • Diễn đàn Nhật Bản
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản (Phần 2)
« vào lúc: Thứ năm, 11/10/2012, 12:08:23 pm »
Diễn đàn Nhật Bản


Khám phá xứ sở Phù Tang không chỉ qua cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, qua những công trình khoa học thế kỷ mà du khách nên bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác biệt, thế giới của nghệ thuật Trà đạo.
TRÀ THẤT


Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:

Một chòm cây mùa hạ,
một nét biển xa,
một vừng trăng chiếu mờ nhạt.


Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:

Tôi nhìn ra,
không có hoa,
cũng không có lá.
Trên bờ biển,
một chòi tranh đứng trơ trọi,
trong ánh nắng nhạt chiều thu.

Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình cũng phải để lại nó ở bên ngoài. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.

TOKONOMA


Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Tokonoma là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó. Có một vài dấu hiệu để biết đâu là Tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến Tokonoma lẫn Chabana…chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.

CHABANA

Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. "Cha", theo nghĩa đen là Trà và "ban" là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa. Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác. Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

KANEJIKU

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường ở Kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “Bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “VÔ”.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập


HONG NHUNG C&T
Nguồn: Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập
« Sửa lần cuối: Thứ sáu, 12/10/2012, 10:35:06 pm gửi bởi Admin »