Tác giả Chủ đề: Người Nhật sống và làm việc như thế nào?  (Đọc 4332 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline admin

  • Administrator
  • Trung tướng
  • *****
  • Điểm yêu thích +105/-0
  • Giới tính: Nam
  • Học, học nữa, học mãi
    • Diễn đàn Nhật Bản
  • Paypal Account: admin@diendannhatban.info
Người Nhật sống và làm việc như thế nào?
« vào lúc: Thứ ba, 19/10/2010, 06:07:52 pm »
   Ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài đến Tokyo là sự hiện đại. Sân bay Harita cứ nườm nượp người ra vào. Vài phút lại có một máy bay hạ cánh cất cánh như những con thoi trên bầu trời.

   Vừa xuống sân bay đã thấy một cô gái tóc vàng tìm ngay một vòi nước máy tu lấy tu để, thì ra tất cả nguồn nước rửa tay ở Tokyo đều đã tiệt trùng, có thể dùng để giải khát....Ấy là nguồn nước sinh hoạt, còn nguồn nước thải khi ra đến các kênh, sông ở đây cũng phải qua xử lý thật sạch. Hình ảnh những con vịt tung tăng lội trên dòng kênh nước thải trong xanh quen thuộc  ở nội đô.

   Đất nước của những hòn đảo lớn nhỏ được nối liền bằng các đoàn tàu tốc độ cao nhất thế giới, có sân bay nổi trên biển, có toàn nhà chọc trời, siêu thị choáng ngợp trong lòng đất. Nền công nghiệp phát triển với tốc độ cao đã làm cho Nhật trở thành cường quốc giàu có thứ hai thế giới. Cứ nghĩ sự giàu có chắc là ông giời ban cho 127 triệu người dân xứ sở này. Hóa ra chẳng phải như thế. Núi đối chiếm đến hơn 70% diện tích mà lại không có khoáng sản. Biển nhiều là thế nhưng cũng chẳng có mỏ dầu hỏa để làm giàu như nhiều quốc gia khác. Chẳng có một nguồn tài nguyên nào ra tấm ra món. Cách đây hơn 150 năm, Nhật còn là một nước biệt lập với thế giới bên ngoài. Chỉ đến năm 1868, voà thời Hoàng đế Minh Trị, nước này mới thực sự cất cánh nhờ mở cửa buôn bán với bên ngoài. Thời điểm đó, cơn lũ “phương Tây” tràn khắp Châu Á mang theo cả văn hóa, kỹ nghệ, súng đạn. Nhiều nước “bế quan tỏa cảng” vì dị ứng, nhưng nước Nhật lại chọn lựa cách dung hợp và học hỏi. Cộng thêm cái nghị lực phi thường của con nhà nghèo, quyết làm giàu khi đó đã làm nên nước Nhật ngày nay.

   Cái sợ nhất đối với người Nhật là sự tụt hậu, vì thế phải quyết tâm vươn lên. Tính cạnh tranh ăn sâu trong máu họ. Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm sẽ chẳng có một xu dính túi. Người mất việc dễ gia nhập đội quân vô gia cư mà không hề được trợ cấp. Ngược lại, cơ việc làm là có tất cả. Vào thư viện Trường Đại học Waseda, thấy hình ảnh quen thuộc là người ngủ gục trên bàn, người nằm dài lên ghế. Đó là do cả ngày mang cả đồ ăn vào để tranh thủ vừa ăn vừa học. Mệt qúa thì lăn ra tại chỗ, mỗi người một tư thế, khi choàng tỉnh giấc lại .....học.

   Người Nhật còn tranh thủ thời gian đi tàu điện ngầm để ngủ bù, nhiều người cứ lim dim, gật gù suốt chặng đường đến công sở. Không ngủ thì cũng tranh thủ đọc sách để bồi bổ kiến thức. Họ tiết kiệm từng phút, vì thế đi bộ trên đường cũng hối hả như đang chạy. Nhiều cửa hàng kinh doanh còn mang một phong cách tập hợp nhân viên trước giờ mở cửa, sắ hàng và hô khẩu hiệu quyết tâm y như trước giờ.......ra trận. Nhưng là mặt trận kinh doanh.

   Nghị lực của cá nhân từng người đã góp phần tạo ra một xã hội phát triển cao và nề nếp. Tàu điện ngầm chính xác đến từng phút theo bảng chỉ dẫn điện tử. Vì thế ai cũng tính được quãng thời gian mình đến công sở. Nếu có muộn là lỗi tại con người chứ không đổ tại...kẹt xe

   Người Nhật có tầm nhìn quy hoạch trong mọi chuyện khá căn cơ. Đất chật nhưng vẫn dành cho khu công viên rộng lớn trong trung tâm, đường phố chỉ chọn trồng một vài loại cây nhất định, xanh và đẹp. Chẳng ai nỡ vứt rác ra đường nếu như chỉ một lần nhìn tấy hình ảnh một cụ già nào đấy cặm cụi đi nhặt từng mẩu rác mà không cần công xá gì.cả. Chỉ riêng chuyện xây nhà vệ sinh cũng thấy người Nhật quả là chu đáo. Không chỉ các nơi công cộng như nhà ga, bến tàu mà các cửa hàng cũng có chỗ và hoàn toàn miễn phí. Điều đó hơn rất nhiều nước trên thế giới.
 
   Cái giỏi của người Nhật là biết đi vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn hái ra tiền. Công nghiệp điện tử, tin học, ôtô, máy móc, chế biến....đã đành mà cả du lịch. Họ biết cách tạo dựng các biểu tượng du lịch. Mỗi địa phương có hình ảnh riêng của mình mà nhiều khi là hình tượng ngọn tháp cao tầng, vừa khoe công nghệ lại vừa khoe nét đẹp tổng thể thành phố nhìn từ trên cao. Tokyo có tháp truyền hình xây từ năm 1958 cao 333 mét, cao nhất thế giới lúc đó. Đứng trên tháp có thể nhìn thấy cả núi Phú sỹ. Một thành phố tỉnh lẻ như Fukuoka cũng có ngọn tháp cao 234 mét được lợp bằng 8000 tấm kính. Du khách từ trên cao có thể ngắm toàn cảnh thành phố và vịnh biển Hakata. Mỗi địa phương lại có các lễ hội, di tích, trang phục, món ăn truyền thống hấp dẫn, thậm chí, cả những con búp bê, những chiếc tách uống trà cũng mang dấu ấn Nhật Bản chẳng du khách nào về nước lại không mang theo.

   Đất chật người đông, giá nhà đất cao vòi vọi, vì vậy mà ở Nhật cũng lắm dạng khách sạn, nhà nghỉ. Ngoài hệ thống khách sạn cao cấp còn có hệ thống nhà nghỉ thống nhất trên toàn quốc, giá cả vừa phải. Một số thanh niên Nhật chưa có việc làm sẫn sang tận dụng các rạp chiếu phim, giá vé rẻ và chiếu cả ngày lẫn đêm để vào làm một giấc nhằm tiết kiệm tiền.

  Nước Nhật là một xã hội có tổ chức cao và bình yên. Chẳng mấy khi bắt gặp tai nạn giao thong, cũng chẳng phải lo khi đi bộ một mình vào ban đêm giữa thủ đô Tokyo.

   Tôi chỉ tiếc cho một xã hội giàu có, yên bình như Nhật lại có tỷ lệ tự tử thuộc loại cao nhất thế giới. Vì sức ép công việc hay có khi chỉ vì con người trong xã hội công nghiệp phát triển quá lại sinh ra nhàm chán khi ngày nào cũng như ngày nào cứ lặp lại một lập trình từ nhà đến công sở và làm cùng một công việc giống nhau?

Theo Báo An Ninh Kinh tế


Diễn đàn Nhật Bản