Tác giả Chủ đề: Geisha "Tây" duy nhất đã bỏ nghề  (Đọc 2167 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Online admin

  • Administrator
  • Trung tướng
  • *****
  • Điểm yêu thích +105/-0
  • Giới tính: Nam
  • Học, học nữa, học mãi
    • Diễn đàn Nhật Bản
  • Paypal Account: admin@diendannhatban.info
Geisha "Tây" duy nhất đã bỏ nghề
« vào lúc: Thứ ba, 7/06/2011, 01:52:15 am »
nhật bản

Người phương Tây đầu tiên được thu nạp vào thế giới vốn đóng kín của các geisha Nhật Bản đã chính thức ra đi, sau khi bị buộc tội đã mang nhiều tiếng xấu tới cho hoạt động nổi tiếng này.


Geisha “Tây” Fiona Graham

Fiona Graham, 47 tuổi, quốc tịch Australia, đã là người phương Tây đầu tiên được kết nạp vào thế giới huyền bí của các geisha Nhật Bản. Đó là vinh dự rất lớn vì trong vòng 4 thế kỷ qua, chưa có người phương Tây nào trở thành geisha, những cá nhân được xem là một phần trong tài sản văn hóa quốc gia của Nhật.

Bị sa thải vì phá “luật”

Nhưng sau khi đã trải qua quãng thời gian huấn luyện gian khổ để được bước vào thế giới vốn vẫn đóng kín với người không mang quốc tịch Nhật, cô đã quyết định chia tay với nghề geisha. Tờ Sunday Telegraph cho biết Graham, người có nghệ danh Sayuki, đã phải ra khỏi Hiệp hội Geisha Asakusa. Cô bị buộc tội không tuân theo các quy định, không tham gia các lớp học mang tính bắt buộc về âm nhạc, khiêu vũ truyền thống và dành quá nhiều thời gian để quảng bá cho hình ảnh bản thân. Tệ hơn, những người trong cuộc nói rằng cô không thể hiện sự tôn trọng với các đàn chị và những người cao tuổi. Đây là điều không thể chấp nhận được trong thế giới geisha, vốn được xây dựng trên các quy tắc ứng xử rất chặt chẽ.

“Cô ấy đã tham gia nghề này suốt 3 năm nay, nhưng không hề dự một buổi huấn luyện nào và cũng không tuân theo quy định của chúng tôi” - một geisha giấu tên nói với tờ Sunday Telegraph - “Và cô ấy luôn gây lộn với chúng tôi”. Một geisha khác cho biết vì hiệp hội Asakusa không cho phép Graham tự ý đi biểu diễn mua vui cho khách hàng, cô đã bắt đầu vượt rào và tự dàn xếp các sự kiện của riêng mình bên ngoài khu vực quản lý của hiệp hội. “Cô ấy đã tổ chức 3 sự kiện nhưng phần lớn các geisha khác không tới vì chúng tôi không nghĩ cô ấy là geisha đúng nghĩa” - người này nói và cho biết Graham đã không có ai hỗ trợ mình khi biểu diễn thổi sáo truyền thống, phải dùng tới nhạc đệm từ một chiếc máy phát nhạc mang theo.

“Cô ấy có thể biểu diễn như thế trước mặt rất nhiều vị khách, điều chúng tôi không dám làm” - geisha trên đánh giá - “Thật đáng xấu hổ, nhưng vấn đề là cô ấy lại không hiểu điều này”.

Keiji Chiba, phát ngôn viên Hiệp hội Geisha Asakusa đã từ chối bình luận về thông tin Graham bị sa thải, sau khi có tin cô bị ép phải ra đi. Lời duy nhất Chiba dành cho Graham là “cô ấy đã có cố gắng”.

Geisha phương Tây đầu tiên sau 4 thế kỷ

Graham tới Nhật Bản lần đầu khi lên 15 tuổi, trong một chương trình trao đổi giáo dục. Cô lập tức bị quyến rũ bởi nền văn hóa Nhật nên đã theo học ở một trường trung học tại đây, tiếp đó là Đại học Keio và hoàn tất khóa học tiến sĩ ở Đại học Oxford về ngành nhân loại học xã hội.

Nói và viết tiếng Nhật trôi chảy nên Graham đã có thời gian dài làm nghề báo và đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong những công ty lớn của Nhật. Cô cũng viết vài cuốn sách về văn hóa Nhật Bản, về ý tưởng và chiến lược kinh doanh của các công ty ở đây.

Chính trong khi xem Memoirs of a Geisha (Hồi ức của một geisha), một bộ phim được Hollywood sản xuất hồi năm 2005 và vấp phải nhiều sự chỉ trích từ dư luận Nhật Bản, Graham đã quyết định phải thâm nhập bằng được thế giới huyền bí này. Cô nói rằng các nhà báo và nhà nhân chủng học đã viết nhiều về cuộc sống của các geisha, nhưng chưa cung cấp đủ cái nhìn của một người ở trong cuộc.

Graham đã bắt đầu được huấn luyện để thành geisha từ tháng 4/2007. Việc luyện tập khó khăn ra sao? Graham kể rằng cô đã phải học cách đi, nói và ăn mặc giống một geisha. “Khi tôi mở một cánh cửa trượt, tôi phải quỳ rồi mới đứng dậy, rồi lại quỳ và đóng cửa. Tôi phải học cách mặc những bộ kimono nào cho những sự kiện nào. Có rất nhiều những quy định mang tính truyền thống như thế” - Graham kể.

Cô cũng phải làm chủ nhiều kỹ năng khác nhau thực hiện nghi lễ trà đạo, chơi đàn 3 dây shamisen và sáo trúc truyền thống Nhật Bản. Graham nói rằng cô luyện các nhạc cụ này gần như mỗi ngày. Tiếp đó, Graham phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt khi sống trong okiya, hay nhà của các geisha, đủ để khiến nhiều cô gái trẻ người Nhật phải nản lòng, chưa nói gì tới một phụ nữ phương Tây đang ở tuổi trung niên như cô. “Mọi cô gái trong okiya đều là chị tôi, cho tới khi có thêm thành viên mới. Tôi phải quỳ gối và cúi lạy mỗi khi họ vào trong phòng, kể cả đó là người chị mới 18 tuổi của tôi” - Graham giải thích - “Quy định rất ngặt nghèo, bám chặt lấy truyền thống và không có chút khác biệt nào, kể cả việc tôi có cao tuổi hơn nhiều người. Nếu tôi làm gì sai, người ta sẽ nói với mẹ geisha và tôi sẽ bị quở trách. Rất khó để đương đầu với chuyện này, nhưng truyền thống là thế”.

Khó khăn nhất, theo Graham, là hàng giờ ngồi trong tư thế quỳ seiza. “Tôi nghĩ tôi có thể vượt qua thử thách đó, nhưng tôi đã bị đau đớn không thể chịu nổi trong một thời gian rất dài. Người ta không sử dụng đệm và đôi khi tôi phải quỳ lâu trên các mặt sàn gỗ” - cô kể. Sau hơn một năm nỗ lực luyện tập, tới tháng 12/2009, Graham đã được chấp nhận trở thành geisha với “nghệ danh” Sayuki.

Nguyên nhân vi phạm kỷ luật

Tuy nhiên theo quy định nghiêm ngặt của thế giới geisha, một thành viên mới phải có kỹ năng thành thục và phải được phép của những geisha lớn tuổi mới được biểu diễn trước mặt khách hàng. Những người chưa thạo nghề như Graham thường không được phép biểu diễn. Vì vậy việc cô “vượt rào”, tự tổ chức sự kiện được xem là một lỗi rất nghiêm trọng.

“Cô ấy tự nhận mình là người giỏi thổi sáo nhưng cô ấy không theo học các lớp này và thực sự cũng không giỏi lắm” - một geisha giấu tên nói - “Biểu diễn trước mặt khách vô cùng quan trọng. Bạn phải thật giỏi và phải được phép từ trên. Không ai cho phép cô ấy biểu diễn vì cô ấy chưa đủ giỏi. Vì thế cô ấy nổi cáu, la hét với mọi người. Đấy không phải phong cách của chúng tôi. Chúng tôi có một lối tư duy mang tính truyền thống và chúng tôi thường tuân lệnh của những đàn chị cao tuổi”.

Tuần trước, Graham im lặng trước những cáo buộc nhằm vào bản thân. Nhưng Peter MacIntosh, một nhà làm phim tài liệu đã nghiên cứu thế giới geisha suốt 18 năm qua thì tuyên bố: “Tôi đã từ chối gọi cô ấy là Sayuki. Chỉ khi nào cô ấy bắt đầu hành động như một geisha, lúc ấy tôi mới gọi cô ấy theo tên geisha”.

Xem ra những cáo buộc nhằm vào cô, không ít thì nhiều, có chứa một phần sự thật.

Trích dẫn
Những điều ít biết về Geisha

- Geisha đã tham gia vào hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật trong khoảng 400 năm qua. Thời hoàng kim của nghề này diễn ra trong những năm 1930, khi có khoảng 1.000 geisha ở riêng quận Asakusa của Tokyo. Ngày nay chỉ còn lại 45 người.

- Nhiều người ngoài Nhật Bản thường nhầm lẫn geisha với gái bán hoa. Một geisha thực chất chỉ mua vui cho khách chứ không bán thân xác họ.

- Geisha thường sẽ “về hưu” sau khi lấy chồng, dù vẫn có người tiếp tục làm việc cho tới già.

- Bộ phim Memoirs of a Geisha của đạo diễn Rob Marshall đã gây phẫn nộ trên khắp nước Nhật vì mô tả không đúng về nghề này và do đã để các diễn viên Trung Quốc đảm nhận vai chính.

Theo TTXVN


Diễn đàn Nhật Bản