Tác giả Chủ đề: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN - Quy tắc "Hòa-Kính-Tinh-Mịch"  (Đọc 6883 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline nhu_yeu226

  • Tích cực đóng góp
  • *
  • Điểm yêu thích 0
  • Diễn đàn Nhật Bản
TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN - Quy tắc "Hòa-Kính-Tinh-Mịch"
« vào lúc: Thứ ba, 18/12/2012, 11:31:54 pm »
Diễn đàn Nhật Bản - dien dan nhat ban


Trà đạo dưới con mắt của nhiều người rất huyền bí. Thật ra,nó rất đơn giản.Theo đại trà sư Sen Rikyiu thì những phép tắc của trà đạo gói gọn trong bốn từ gốc Hán: wa -kei - sei - jaku (hòa, kính, tinh, mịch)

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

“Wa”: Bình đẳng xã hội

Wa (hòa) cội nguồn từ Khổng giáo (thuận hòa, hài hòa, hòa bình,hòa hợp…)

Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa, kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận.

Chữ hòa của trà đạo đề cao tính trang trọng và nét thanh bần vốn là tinh chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên được khoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài.

 Hòa đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch…

 Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế của mỗi người cao sang hay hèn kém.

 Bình đẳng không có nghĩa là hỗn độn mà đã có sự thỏa thuận giữa các khách mời với nhau : Ai sẽ là người ngồi vào chỗ danh dự, mỗi người sẽ có phần việc gì…

 Không gian của trà thất mang vẻ thanh bần. Do đó, có quy ước trà thất chỉ rộng bằng 4, 5 chiếc chiếu, trong một túp lều tranh là tốt nhất. Khách đến dự nếu là võ sĩ phải tự mình tháo kiếm gác ngoài hiên; những người quyền lực, giàu sang được khuyến cáo nên ăn mặc giản dị…

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

"Kei": Cơ hội duy nhất trong đời

 Kei (kính) thể hiện “hòa” trên bình diện ứng xử cá nhân. Nó cũng đòi hỏi trước hết sự trang trọng và khiêm cung.

 Tư duy nghệ thuật của Đạo cho rằng: Kính thể hiện ở chỗ người và người thật lòng tôn kính lẫn nhau.

 Trong quan hệ xã hội, kính đòi hỏi con người trân trọng người khác, không nuôi ác ý, tà tâm đối với đồng loại, cố gắng vượt qua mọi toan tính ganh đua.

 Mỗi lần tiếp khách là mỗi lần chủ nhân phải tự coi như đây là cơ hội duy nhất trong đời có được vinh dự này. Còn khách, khi đón nhận chén trà từ tay cung kính của chủ nhân, hãy xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi bàn tay khum lại của mình.

 Cử chỉ này không chỉ tỏ lòng kính trọng chủ nhân mà là tôn kính cả chiếc chén đang cầm,dặn lòng hôm nay ta có được niềm vui uống ngụm chè này, trong chiếc chén này, tại trà thất này, cùng với những người bạn này, đây là cơ hội duy nhất của đời ta; niềm vui này, vinh dự này, khung cảnh này sẽ không lặp lại lần thứ hai.

 Sư phụ của đại trà sư Rikyiu đã dạy ông điều đó, qua mấy câu thơ mà cụ vẫn thích ngâm nga, tạm dịch ý:

Từ lúc đặt chân lên lối đi trong vườn để tới trà thất

Cho đến khi giã từ

Bạn hãy hết sức kính nhường chủ nhân

Không một phút được quên

Cuộc gặp gỡ hôm nay

Là cơ hội duy nhất của đời mình.

"Sei": Gột sạch bụi trần

Sei (tinh) là quán xuyến lễ thức trà,có ảnh hưởng của Thần đạo.

Trà thất trông thô sơ, thanh bần vậy mà cực kỳ sạch sẽ. Khi tiến hành lễ thức trà, tuyệt nhiên không thể tìm thấy ở đâu trong trà thất hay mọi vật dụng một hạt bụi. Hơn thế, còn phải đốt trầm thơm, xông gian phòng cho tinh khiết trước khi rước khách vào.

Con đường roji cũng hết sức sạch sẽ. Bởi, nó tượng trưng cái nẻo mà người đời ai cũng sẽ phải trải qua để đi vào một thế giới khác. Và, muốn vào được chốn tinh khiết vĩnh hằng, lẽ đương nhiên con người phải gột sạch bụi trần.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

"Jaku": Ước vọng yên tĩnh, thanh bình

Jaku (mịch) không chỉ là cảnh tịch mịch tạo nên nơi trà thất. Phòng trà phải làm sao tạo được sự tĩnh mịch. Khách cũng phải cùng tạo nên môi trường ấy. Không ai nói to trong trà thất. Không ai ngỏ lời khi một bạn đang thưởng thức chén trà. Mọi cử chỉ đều có sự cân nhắc.

“Mịch” của trà đạo không chỉ là sự thể hiện trong khoảnh khắc ngắn ngủi tại một nơi gặp gỡ tạm thời mà là ước vọng tạo nên một cuộc sống luôn yên tĩnh, thanh bình. Nó thể hiện quan niệm Phật giáo về Niết bàn.

 Đại trà sư Rikyiu nói rõ điểm này: “Lễ thức trà trước hết phải tiến hành cho đúng lời Phật dạy. Vui thích vì được sống trong dinh thự cao sang hay thường xuyên thưởng thức của ngon vật lạ, những chuyện ấy đều thuộc về cuộc sống trần tục.

Mọi nơi ở đều tốt, chỉ cần có được một tấm mái che nắng mưa, không bị gió thổi bay; mọi thức ăn đều là đủ nếu nó giúp con người không phải chết đói. Môn đồ trà đạo gom mấy khúc củi và đun sôi nước. Rồi dâng cúng Phật, sau đó mời bạn bè và mình là người thưởng thức sau cùng. Trước đó, hãy bày mấy cành hoa và đốt lên mấy mảnh trầm…”.

Lấy cái đẹp làm đầu

 Khi môn đồ hỏi bí quyết tạo môi trường phù hợp ở đâu, đại trà sư Sen Rikyiu đáp: “Mùa hè, phải gây cảm giác mát mẻ. Mùa đông, sao cho mọi người thấy ấm cúng. Hãy đun sôi nước lên và pha trà mời khách, sao cho mọi người ai cũng cảm thấy thoải mái”.

 Nguyên tắc chung là lấy cái đẹp làm đầu. Đến củi dùng đun nước pha trà cũng phải được chặt chéo và cố giữ nguyên vẹn vỏ cây, làm sao khi cháy trong lò củi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của nó.

 Về cơ bản, trà đạo là sự thực hành quan niệm: Hãy cố gắng nhìn đời cho đúng thực chất của nó.

 Trong thực tế, các dụng cụ dùng vào lễ thức trà đều có vẻ đẹp tinh tế, song chúng được tạo ra không nhằm phô trương nghệ thuật mà để dùng sao cho hài hòa với cái đẹp chung quanh.

Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập

Nguồn: Bạn không thể xem liên kết này. Đăng ký hoặc Đăng nhập
« Sửa lần cuối: Thứ năm, 20/12/2012, 08:59:45 am gửi bởi Admin »