Tác giả Chủ đề: Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù  (Đọc 2315 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Offline ddnbgroup

  • Thành viên chính thức
  • **
  • Điểm yêu thích 5
  • Diễn đàn Nhật Bản
    • DDNBGROUP
  • Paypal Account: ddnbgroup@yahoo.co.jp
Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù
« vào lúc: Chủ nhật, 20/12/2015, 02:19:46 am »
Trích dẫn
Theo TAND tỉnh Tiền Giang, bị cáo Võ Văn Minh phạm tội cưỡng đoạt tài sản khi dùng chai nước ngọt có ruồi để uy hiếp, lấy 500 triệu đồng của công ty Tân Hiệp Phát.


Tại tòa, bị cáo Võ Văn Minh cho rằng mình bị cài bẫy khi Tân Hiệp Phát vừa hẹn giao tiền vừa báo công an

Đúng 14g chiều ngày 18-12, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với anh Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

HĐXX: "Hành vi nguy hiểm cho xã hội"

Theo hội đồng xét xử, trong trường hợp phát hiện chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát có ruồi, bị cáo hoàn toàn có thể báo với cơ quan chức năng, điều này là tốt cho xã hội, cho người tiêu dùng và cả cho Công ty Tân Hiệp Phát.

Tuy nhiên, bị cáo Minh đã dùng chai nước ngọt này để uy hiếp tinh thần của Tân Hiệp Phát, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.

Tòa cho rằng hành vi của ông Minh là nguy hiểm cho xã hội, uy hiếp, đe dọa gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Do tính chất nguy hiểm của tội phạm này, Bộ luật Hình sự quy định rằng dù đã nhận tài sản hay chưa nhưng người bị hại sợ hãi mà phải đưa tiền thì đã cấu thành tội phạm.

Tòa xác định ông Minh đã nhận 500 triệu đồng và bị bắt quả tang. Theo tòa, đây không phải là việc giao kết hợp đồng dân sự, mà là hành vi sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt 500 triệu đồng. Vụ việc này phải căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi.

Thời điểm phát hiện chai nước ngọt có ruồi của Công ty Tân Hiệp Phát lại rơi vào thời điểm giáp tết, lo sợ bị ảnh hưởng đến thương hiệu uy tín nên công ty phải tố giác tội phạm và bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã bắt quả tang của Minh.

TAND tỉnh Tiền Giang cho rằng hành vi của ông Minh đã cố ý xâm phạm đến quyền tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần phải có hình phạt nghiêm khắc.

Tòa cũng không chấp nhận các quan điểm bào chữa của các luật sư vì cho rằng các quan điểm này chưa đủ cơ sở.

Theo hội đồng xét xử, xét ông Minh chưa có tiền án tiền sự, chưa gây ra thiệt hại, nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt nên đã quyết định tuyên phạt ông Minh 7 năm tù.

Tòa cho rằng phía công ty Tân Hiệp Phát cho rằng vụ việc này gây thiệt hại cho công ty rất lớn, yêu cầu bị cáo Minh xin lỗi là không có căn cứ, bởi Minh chưa phát tán tờ rơi, chưa đăng báo.


Cha ông Minh buồn rầu còn vợ, con ông Minh ôm nhau khóc tại sân tòa

Nhiều ý kiến tranh luận

Vụ án thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội khi những vấn đề về pháp lý được các chuyên gia cũng như người dân đưa ra để tranh cãi.

Một nguồn dư luận cho rằng anh Minh là người tiêu dùng thì có quyền yêu cầu Tân Hiệp Phát chuộc lại sản phẩm lỗi với số tiền mà anh Minh cảm thấy phù hợp.

Nhưng bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng khi anh Minh phát hiện ra con ruồi trong chai nước thì thay vì bảo vệ người tiêu dùng bằng cách yêu cầu Hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc để thu hồi toàn bộ lô sản phẩm theo luật, thì anh Minh lại yêu cầu Tân Hiệp Phát đưa tiền để làm lợi cho bản thân. Hành vi của anh Minh là tham lam.

Ngoài những ý kiến tranh luận trên, còn có các ý kiến đặt ra câu hỏi về đạo đức kinh doanh của Tân Hiệp Phát khi đã có hàng loạt hành vi báo công an để đưa “khách hàng” phản ánh về chai nước vào tù.
Kể từ khi vụ án xảy ra đến nay đã gần 1 năm, và đây vẫn là vụ việc gây sự quan tâm chú ý của dư luận nói chung và sự tranh cãi về mặt pháp lý nói riêng.


Võ Văn Minh tra tay vào còng sau khi nhận bản án 7 năm tù

Trong 2 ngày diễn ra phiên xử (ngày 17 và 18-12), nhiều vấn đề tranh cãi đã được nêu ra tại phiên tòa.
Bà Trần Ngọc Bích, giám đốc điều hành của Công ty Tân Hiệp Phát khẳng định bà là người đã tiếp nhận các thông tin liên quan đến việc phản ánh của khách hàng về chất lượng sản phẩm, và Tân Hiệp Phát không thỏa thuận hay trả tiền cho khách hàng về việc chuộc lại sản phẩm lỗi.

Đồng thời, bà Bích cũng khẳng định, Tân Hiệp Phát đã nhiều lần đề nghị anh Minh chấp nhận một số vật phẩm quà tặng coi như tri ân khách hàng của Tân Hiệp Phát nhưng anh Minh không chịu mà liên tục uy hiếp khiến bà Bích buộc phải tố cáo với công an.

Bà Bích cũng cho biết, Tân Hiệp Phát là một công ty có thương hiệu mạnh, bởi vậy, xảy ra vụ án này, Tân Hiệp Phát đã bị thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty.

Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát không yêu cầu anh Minh bồi thường mà cần của anh Minh một lời xin lỗi. Ngoài ra, bà Bích cũng đề nghị HĐXX xem xét những tình tiết giảm nhẹ nếu có để giảm nhẹ mức hình phạt đối với anh Võ Văn Minh.


Luật sư Phạm Hoài Nam an ủi cha của bị cáo Minh sau khi tòa tuyên án

Trong khi đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh thì nêu ra nhiều chứng cứ khẳng định, việc Tân Hiệp Phát đưa tiền cho anh Minh không phải bởi sợ anh Minh uy hiếp hay đe dọa mà bản chất là để công an bắt anh Minh.

Sự thật, khi Tân Hiệp Phát đi giao tiền thì ngay lập tức công an có mặt và bắt giữ cùng cùng với 500 triệu đồng.
Cho rằng Tân Hiệp Phát không bị thiệt hại từ hành vi của Võ Văn Minh, luật sư bào chữa khẳng định rằng số tiền 500 triệu đồng Tân Hiệp Phát đã thu hồi, Minh cũng chưa phát tán tờ rơi hay đăng báo, đăng truyền hình về vụ việc có ruồi nên thiệt hại của Tân Hiệp Phát nếu có, không phải là lỗi bởi Võ Văn Minh, bởi vậy, Minh không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này của Tân Hiệp Phát.

Theo Tuổi Trẻ